Công cụ jailbreak iPhone của Trung Quốc có chứa Keylogger.
Nhiều người dùng tố cáo công cụ jailbreak sẽ ghi lại thao tác bàn phím của người dùng.
Khá nhiều người dùng các thiết bị di động iPhone và iPad đã jailbreak iOS 9.2-9.3 bằng công cụ PanguPP mới đây cho biết tài khoản của họ đã bị đánh cắp. Để đảm bảo, nếu bạn đã jailbreak iDevice của mình bằng công cụ này, hãy nhanh chóng restore lại máy và đổi mật khẩu cho tất cả tài khoản cá nhân từng đăng nhập trên thiết bị đó.
Bên cạnh đó, một việc quan trọng không kém đó chính là gỡ bỏ PanguPP khỏi máy tính Windows và quét virus toàn bộ hệ thống.
Trước đó, sau khi công cụ tiếng Trung Quốc ra mắt, nhà phát triển của Pangu đã giới thiệu phiên bản Tiếng Anh của ứng dụng jailbreak này. Một điều bất thường là phiên bản Tiếng Anh yêu cầu người dùng đăng nhập tài khoản Apple ID, chưa từng xuất hiện trước nay.
Một topic được tạo trên Reddit bởi người dùng MacOda cho biết sau khi jailbreak thiết bị của mình, anh này bỗng dưng phát hiện ra một người dùng tại Bắc Kinh đã đăng nhập vào tài khoản PayPal và lấy cắp 50 USD.
Ngay sau đó MacOda đã báo cáo với PayPal để hoàn lại số tiền nói trên, và cũng được nhà cung cấp dịch vụ xác nhận về việc tài khoản trên được truy cập từ Bắc Kinh, Trung Quốc.
Từ thời điểm topic được lập, rất nhiều người dùng khác cũng xác nhận một số tài khoản của họ bị xâm phạm sau khi jailbreak thiết bị.
Cụ thể, người dùng tsmith1223 cho biết "Tài khoản Facebook của tôi được truy cập từ Ấn Độ sau khi jailbreak thiết bị". Hay người dùng Lonn_ cũng báo cáo về việc có tới 3 giao dịch thẻ tín dụng được thực hiện tự động sau khi jailbreak, một trong số đó tới từ Trung Quốc. Gonzales8, một người dùng trên Reddit cho biết anh này đã tìm thấy virus có tên "infostealer" trong thư mục của PanguPP. Dù chưa xác định được mối nguy từ con Virus này, nhưng chắc chắn nó có liên quan tới các báo cáo về việc tài khoản bị xâm phạm sau khi jailbreak thiết bị.
Giả thiết hợp lý nhất là nhóm phát triển PanguPP đã cài keylogger vào công cụ này để đánh cắp thông tin của người dùng. Không chỉ ở công cụ jailbreak, thậm chí còn có 1 chợ ứng dụng do chính nhóm phát triển Pangu cung cấp, và mối hiểm nguy từ store này không thể loại trừ.
Bên cạnh đó, một việc quan trọng không kém đó chính là gỡ bỏ PanguPP khỏi máy tính Windows và quét virus toàn bộ hệ thống.
Trước đó, sau khi công cụ tiếng Trung Quốc ra mắt, nhà phát triển của Pangu đã giới thiệu phiên bản Tiếng Anh của ứng dụng jailbreak này. Một điều bất thường là phiên bản Tiếng Anh yêu cầu người dùng đăng nhập tài khoản Apple ID, chưa từng xuất hiện trước nay.
Một topic được tạo trên Reddit bởi người dùng MacOda cho biết sau khi jailbreak thiết bị của mình, anh này bỗng dưng phát hiện ra một người dùng tại Bắc Kinh đã đăng nhập vào tài khoản PayPal và lấy cắp 50 USD.
Ngay sau đó MacOda đã báo cáo với PayPal để hoàn lại số tiền nói trên, và cũng được nhà cung cấp dịch vụ xác nhận về việc tài khoản trên được truy cập từ Bắc Kinh, Trung Quốc.
Từ thời điểm topic được lập, rất nhiều người dùng khác cũng xác nhận một số tài khoản của họ bị xâm phạm sau khi jailbreak thiết bị.
Cụ thể, người dùng tsmith1223 cho biết "Tài khoản Facebook của tôi được truy cập từ Ấn Độ sau khi jailbreak thiết bị". Hay người dùng Lonn_ cũng báo cáo về việc có tới 3 giao dịch thẻ tín dụng được thực hiện tự động sau khi jailbreak, một trong số đó tới từ Trung Quốc. Gonzales8, một người dùng trên Reddit cho biết anh này đã tìm thấy virus có tên "infostealer" trong thư mục của PanguPP. Dù chưa xác định được mối nguy từ con Virus này, nhưng chắc chắn nó có liên quan tới các báo cáo về việc tài khoản bị xâm phạm sau khi jailbreak thiết bị.
Giả thiết hợp lý nhất là nhóm phát triển PanguPP đã cài keylogger vào công cụ này để đánh cắp thông tin của người dùng. Không chỉ ở công cụ jailbreak, thậm chí còn có 1 chợ ứng dụng do chính nhóm phát triển Pangu cung cấp, và mối hiểm nguy từ store này không thể loại trừ.
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm